Trang chủ » Thông tin dịch vụ » Tư vấn sử dụng điện lạnh

[Tư Vấn ] Nên mua máy lạnh nào trong năm 2014

Sau nhiều năm làm việc trong ngành sửa máy lạnh tại nhà khu vực TPHCM, các kỹ thuật viên tại http://www.dienmaylocduc.vn xin đưa ra các nhận định khách quan tư vấn khách hàng của mình trước khi đưa ra quyết định chọn mua máy lạnh cho gia đình. Mong rằng với những đánh giá này sẽ giúp quý khách hàng có một cái nhìn tổng quan hơn về các thương hiệu máy lạnh thông dụng nhất hiện nay.

 

Đối với máy lạnh Non-Inverter ( không có khả năng tiết kiệm điện ): sử dụng GasR22

Toshiba đầu bảng cho dòng 1.0HP – 1.5HP – 2.0HP – 2.5HP. Model lần lượt là 10N3KPX – 13N3KPX – 18N3KPX – 24SKPX .

Panasonic nhì bảng cho dòng 1.0HP – 1.5HP – 2.0HP – 2.5HP. Model lần lượt là KC9 – KC12 – KC18 – KC24. Tất cả các model có mã đuôi 3 chữ cuối M-N-P đều hoàn toàn tốt như nhau. Riêng có mã Q là 2014 của 2.0HP có UnitOutdoor làm bằng nhôm, loại này không nên mua.

Kết luận: Với dòng máy lạnh Non-Inverter này thì hiệu năng giữa Toshiba và Panasonic là 9 với 10. Về hiệu quả kinh tế dựa theo nhu cầu gia đình thì chọn Panasonic là tối ưu nhất vì 2 lý do:

  1. Hiệu năng và độ bền cao ngang Toshiba.
  2. Giá thành rẻ hơn Toshiba khá đáng kể khoãng 800 -> 1tr5 tùy theo công suất máy.

Mách nhỏ: nếu quý khách xác định mua Toshiba về dòng này thì có thể mua Carrier vì giữa Toshiba và Carrier xác định giống 100% nhau do là dòng hợp tác liên doanh (nên nhớ chỉ với dòng Non-Inverter thôi). Nghĩa là thay vì mua Toshiba bạn mua Carrier sẽ tiết kiệm được vài trăm ngàn cho 1 bộ và chất lượng vẫn không đổi.

Đối với máy lạnh Inverter ( tiết kiệm điện ): sử dụng GasR410a

Toshiba đầu bảng cho dòng 1.0HP – 1.5HP – 1.75HP – 2.0HP. Model lần lượt là 10N3CV – 13N3CV – 16SKCV – 18SKCV.

Daikin nhì bảng cho dòng 1.0HP – 1.5HP – 2.0HP. Model lần lượt là FTKS25 – FTKS35 – FTKS50.

Sự lựa chọn hoàn hảo nhất là bạn mua TOSHIBA khi trong đầu bạn đang có suy nghĩ “Tiền không thành vấn đề” (chỉ né riêng mẫu Inverter 1.0HP 10SKCV ra mà thôi, còn mẫu 10N3CV thì ngược lại hoàn toàn hoản hảo.

Vài nhận xét chi tiết về các thương hiệu máy lạnh

Máy lạnh Panasonic:

Non-Inverter: chạy êm, lạnh nhanh, kiểu dáng của 3 năm liền mẫu M-N-P-Q không khác nhau thứ gì . Nếu xét về chất lượng vật liệu thì mẫu M dẫn đầu, sau đó là 2 mẫu N – P (2 mẫu này ăn bớt 1/2 cái nắp cốp nhựa gắn ở Outdoor). Trình tự Q 2014 – P 2013 – N 2012 – M 2011. Mẫu Q hiện chỉ có hàng Inverter, mẫu này khác mẫu P ở thiết kế UnitOutdoor hoàn toàn . Hiện nay dòng Non-Inverter 2.0HP QKH đã hết thời hoàn kim vì sử dụng vật liệu nhôm thay vì đồng trước đây ở UnitOutdoor, điều này khiến giàn nóng mau bị xì khi tiếp xúc nắng mưa lâu ngày. Tỉ lệ sửa chữa gần như 0% nếu xảy ra sự cố xì xọt (tuổi thọ trung bình 2-3 năm).

Inverter: Chất lượng hiện nay thì đứng đầu là Toshiba. Về Panasonic hơn Daikin ở phần độ ổn định và hiệu năng làm lạnh sâu hơn, tiết kiệm điện hơn. Daikin thì năm nay model FTKS huyền thoại có phần lỗi board mạch hơi nhiều (thấy các model Daikin 2013 gặp lỗi khá nhiều).

Lần lượt các mã model của Panasonic:
KC: dòng máy 1 chiều lạnh Non-Inverter sử dụng GasR22
C: dòng máy 1 chiều lạnh Non-Inverter sử dụng GasR22 có thêm chức năng phát ion giúp bám bụi tốt hơn.
S: dòng máy 1 chiều lạnh Inverter sử dụng GasR410a. Đặc biệt dòng Board này sử dụng điện áp đầu vào 220-240v nên ổn định hơn loại 200-220v.
TS: dòng máy 1 chiều lạnh Inverter sử dụng GasR410a – Model tên gọi mới của năm 2013 . Board mạch sử dụng điện áp nguồn 200-220V (đọc cái này thì thấy hãng nó bớt cái gì rồi đấy).
A: dòng máy lạnh Non-Inverter 2 chiều sử dụng GasR22
E: dòng máy lạnh Inverter 2 chiều sử dụng GasR410a

Máy lạnhToshiba:

Non-Inverter: tiền không thành vấn đề sẽ là câu “đam mê sự hoàn hảo”.

Inverter: dòng 1.0HP quá ồn cho mẫu 10SKCV – quá êm cho mẫu N3CV model tuần tự là 10-13-16-18N3CV thì lại cực êm. Thành ra nếu chọn 1.0HP thì không nên lấy Toshiba model 10SKCV mà nên lấy model 10N3CV.

Lần lượt các mã model của Toshiba:
N3KPX: dòng máy lạnh 1 chiều Non-Inverter sử dụng GasR22
N3KCV: dòng máy lạnh 1 chiều Inverter sử dụng GasR410a

Máy lạnh Daikin:

Non-Inverter: hết thời cho hoàng kim mẫu có đuôi là LV1 . Vật liệu Outdoor mỏng khiến chạy rần và rung khi hoạt động, sẽ ồn nhiều nếu Outdoor để sát tường kế bên.

Inverter: thời hoàng kim Daikin còn tí đỉnh vì món ăn bớt của Daikin ở dòng này là cái bát sắt treo Motor thổi gió ra ở Outdoor quá mỏng. Cho nên khi lắp dòng này chỉ cần để ý lúc chạy có bị cạ lồng hay không là OK. Riêng phần này là con nhà giàu hết hứng thú với Daikin rồi.

Lần lượt các mã model của Daikin:
FTE: dòng máy Non-Inverter 1 chiều lạnh sử dụng GasR22
FTKE hoặc KD: dòng máy 1 chiều lạnh Inverter sử dụng GasR22
FTKS: dòng máy Inverter 1 chiều lạnh sử dụng GasR410a
FTXD: dòng máy Inverter 2 chiều nóng/lạnh sử dụng GasR22
FTXS: dòng máy Inverter 2 chiều nóng/lạnh sử dụng GasR410a

Mã số 25 – 35 – 50 – 60 đằng sau chữ model lần lượt có công suất 1.0HP – 1.5HP – 2.0HP – 2.5HP.

Kết luận: Nếu xác định mua Inverter thì chỉ nên mua dòng sử dụng GasR410a là model FTKS thay vì mua FTKD (Gas22). Do khả năng làm lạnh và tiết kiệm điện của dòng R22 thấp. Tính theo số tiền bỏ ra chênh lệch không đáng nên sự lựa chọn tốt nhất vẫn là FTKS R410a.

Những model máy lạnh không nên mua vào năm nay 2014

Daikin: dòng Non-Inverter toàn bộ mã đuôi có chữ LV1 => kết cấu đã bị ăn bớt mỏng khiến máy chạy rần không êm gây ức chế. Kèm theo đó là độ lạnh kém hơn nhiều so với model trước năm 2012.

Panasonic: Model Inverter có mã TS => cấu tạo board mạch đã giảm đi rất nhiều cụ thể dòng điện ngưỡng 220-240 (Model Inveter mã S) nay còn 200-220V. Kèm theo đó vẫn là chuyện giàn lạnh có chất liệu mỏng gây xì nếu hoạt động trong môi trường ô nhiễm có Axit mạnh (vd : gần bờ kênh, tiệm hớt tóc, phòng thí nghiệm ).

Model Non-Inverter 2.0HP có mã đuôi QKH (Date 2014): cấu tạo UnitOutdoor có bộ khung tản nhiệt hoàn toàn bằng nhôm, kết cấu nhìn như két nước xe hơi phóng lớn. Đặc tính chịu ăn mòn thấp và gây xì xọt rất cao. Tuổi thọ trung bình tầm 2-3 năm là bỏ hoàn toàn ko có sửa chữa hay thay thế được.

Sharp: model Non-Inverter A9PEW: cấu tạo board mạch điện áp còn 200-220V (cũng không đáng lo lắm) nhưng cái lo nhất là kích thước giàn lạnh chỉ còn 1/2 so với phiên bản chuẩn. Nghĩa là trong quá trình sử dụng thì bảo trì nhiều lần sẽ gây hư hại nhanh về giàn lạnh và không có khả năng khắc phục được. Thêm vào đó là model đời mới nhất 2013 (mình không nhớ rõ model mới nó mã nào nhưng chỉ xác định là cái lá đảo gió Indoor nó bằng nhỏ hơn loại model PEW có kích thước lá đảo to bằng bàn tay. Model mới này tuyệt đối không mua vì giàn nóng nó bằng nhôm (AL) chứ ko phải bằng đồng, bằng nhôm thì chỉ cần va quẹt nhẹ hay bị xì là bỏ luôn không sửa chữa được. Kí hiệu phân biệt Sharp mã Indoor là AH kèm theo đuôi cuối có chữ S => 1.0HP là AH-A09PEWS, còn mã Outdoor là AU-A09PEW.

LG: toàn bộ model Non-Inverter có mã đuôi ENA: cấu tạo giàn nóng hoàn toàn làm bằng nhôm, một điều tối kị cho môi trường Việt Nam vì nhiều lý do: lá nhôm xếp lớp dễ dập móp, khả năng xì rất cao, tuổi thọ cực thấp, khả năng sử lý xì xọt khi sự cố là 0%. Tính tuổi thọ trung bình cho máy có cấu tạo giàn nhôm này không quá 02 năm => tính theo trung bình ngày sử dụng 8h/ngày.

Đôi lời về chất lượng máy lạnh nội địa Japan

Như mọi người được biết là hàng Japan luôn luôn có chất lượng hàng đầu hiện nay. Về máy móc đúng quả thật là tiêu chuẩn và yêu cầu còn cao hơn cả EU (cho nên về hàng Việt Nam mọi người đừng so sánh chi cho mệt).

Chuẩn điện áp cho dòng điện tử Japan là 100v và 200v (cho sai số +-5% ổn định và cho lố + 10% so với Vol định mức – tức sai số thấp hơn 10% máy chạy không ổn định ).

Vấn đề tại sao lại có 2 mức điện áp lệch nhau như vậy thì quý khách nên hiểu rằng là với mức điện áp 100v thì đòi hỏi dây tải phải lớn so với mức điện áp 200v. Việc này hiểu sâu ra là khu nào sử dụng điện 100v là dành cho dân giàu (100v giật ít chết người hơn 200v). Thành ra với máy nào có nhãn 200v là dành cho khu dân nghèo. Riêng về phần này mình có suy luận Logic như vậy, quý khách nào thông suốt hơn xin chỉ giáo thêm.

Hàng Japan đều có chuẩn Non-Inverter lẫn Inverter hẳn hoi. Nhưng phổ thông họ vẫn sử dụng Inverter mục đích là tránh hao phí điện năng và cần độ êm ái khi vận hành ( người dân Nhật rất ghét tiếng ồn – vì ồn có thể bị kiện ). Do đó với máy Inverter Japan thì độ êm khi vận hành là gần như không có tiếng ồn.

Chất lượng tuổi thọ trung bình cho một thiết bị Japan từ 5-10 năm sử dụng là bình thường. Theo kinh nghiệm sử dụng và buôn hàng Japan một số chủ kinh doanh thấy rất rõ điều này (chỉ áp dụng cho máy có ghi rõ Made in Japan ). Tuy nhiên vẫn có máy Made in China là sử dụng tốt tương đương nhưng các model này chiếm tỉ lệ rất ít. Với model Made in China thì tuổi thọ trung bình không quá 5-6 năm. Cho nên xét về khía cạnh này quý khách ngấm ngầm hiểu rằng khi mua đồ Japan cũ nó cũng có Date sử dụng hẳn hoi.

Công nghệ được sử dụng cho hàng Japan hoàn toàn là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Cho nên việc sửa chữa hay thay thế linh kiện khi hư hỏng là điều hoàn toàn khó khăn, nếu không nói quá là không thể sửa khi hỏng những con Chip đặc biệt trên board mạch. Thành ra kĩ thuật sửa chữa tại Việt Nam hiện nay chỉ nằm trong phạm vi hư hỏng căn bản thôi chứ chuyên sâu là không sửa được.

Với cấu tạo nguyên vật liệu của hàng Japan khi so với hàng nhập khẩu Việt Nam thì chất lượng được đánh giá Japan 10 – VN 6 (về độ dày vật liệu). Thành ra khối lượng của máy Japan nặng hơn rất nhiều so với máy được sản xuất cho thị trường Việt Nam. Vd: Indoor Japan nặng 13Kg, hàng Việt Nam chỉ nặng …. 9Kg.

Kết luận: về hàng mới Japan thì sử dụng là điều tuyệt vời. Không có gì phải phàn nàn về chất lượng cả.

Đôi điều hàng cũ Japan – Tức hàng bãi kho, bãi rác Japan tập kết về Việt Nam

Đã nói là hàng bãi, hàng dạt thì 100% bất kì máy nào cũng có lỗi. Không lỗi nhiều thì ít, do đó khi mua về quý khách phải biết rõ rằng máy bị hư điểm nào và điểm hư hỏng đó có ảnh hưởng gì khi mình sử dụng không. Vd: máy lạnh Inverter Japan chỉ xài sưởi, ít khi xài lạnh. Về Việt Nam mình thì xài lạnh không xài sưởi => người dân mình thấy lạnh kêu VERY GOOD GOOD (trong khi bộ phận sưởi lại có vấn đề).

Xét về mức độ chuẩn của Japan theo thang điểm 10 tuyệt đối thì đối với người dân Việt Nam mình thì điểm tuyệt đối chỉ đạt thang 7 – Tức 3 điểm còn lại người dân mình thuộc dạng mù thông tin hoặc không quan tâm ( nhưng với dân Nhật thì họ lại quan tâm ).

Chất lượng phụ thuộc hoàn toàn 100% vào người kĩ thuật chọn lựa và biết cách kiễm tra cụ thể. Do đó phạm vi hiểu biết về máy này có thể nói là không thợ nào giống thợ nào ( trừ khi họ là kĩ thuật bản xứ Japan ).

Công nghệ chính của Japan là điện tử nên với hàng bãi sử dụng hư hỏng liên tục là điều hiển nhiên. Khả năng sửa chữa chiếm tỉ lệ 50/50 nhưng tỉ lệ này sẽ cao hơn nếu chọn hàng Made in Japan với Date nào cao nhất có thể.

Về thiết bị hư hỏng dễ thở nhất trong hàng Japan mình thấy chỉ có “Điều hòa dân dụng và nồi cơm điện”. Chua nhất trong ngành Japan này là “Mày giặt và tủ lạnh” . Do khối lượng cồng kềnh và board mạch quá đặc chủng cao cấp nên thợ rất khó sửa khi nó hư hỏng. Với mảng khó này mình luôn luôn chuyển hướng cho các bạn mua đồ mới chứ không khuyến cáo mua cũ (vì quan niệm 1 đời mình chục đời nó mà lo gì). Với lại giá cả mua hàng Japan ở mảng này không hề rẻ so với hàng mới, nếu nói không quá nhiều khi mua cũ còn mắc hơn cả đồ mới mà rủi ro đồ cũ lại quá cao.

Kết luận: Máy lạnh Japan chỉ ứng dụng tốt cho hiệu quả kinh tế rẻ tiền thì chơi, còn nếu đua đòi thì nên mua đồ mới chứ đồ cũ nói trắng ra là hàng thải của Japan rồi. Japan hiện giờ không giống như hồi xưa trước năm 2000 xài sang bỏ đi nữa đâu. Giờ tỉ lệ hàng chết kho bãi là 10 cái chết 4 -> 6 cái rồi . Đây là lời kết ngắn gọn cho hàng máy lạnh cũ “Rẻ thì mua, mắc bằng đồ mới thì mua đồ mới. Còn không thì theo kiểu – Liều ăn nhiều”